Home / Chưa được phân loại / PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI THUN KHI CHỌN MAY ĐỒNG PHỤC (PHẦN 2). BÀI 4

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI THUN KHI CHỌN MAY ĐỒNG PHỤC (PHẦN 2). BÀI 4

Chào mừng các bạn quay trở lại PHẦN 2 của bài viết PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI THUN KHI CHỌN MAY ĐỒNG PHỤC. Ở bài trước chúng ta đã biết rằng có 3 yếu tố cực kì quan trọng không thể bỏ qua khi chọn vải may đồng phục là: Tỉ lệ phần trăm cotton và PE; Độ co dãn và Kiểu dệt vải.

Ở bài này, ĐỒNG PHỤC HIỆU sẽ giúp các bạn có kiến thức về Độ co dãnKiểu dệt vải nhé. Chắc chắn là đọc xong 2 bài này các bạn có thể tự tin chọn cho mình loại vải thun cực kì phù hợp để may đồng phục cho công ty của bạn, và nhân viên chắc chắn sẽ thật thoải mái và yêu thích khi mặc đồng phục mỗi ngày vì sự thoải mái mà bộ đồng phục đem lại.

  1. Độ co dãn.

Độ co dãn là tiêu chí rất quan trọng khi chọn vải may đồng phục sao cho phù hợp với tính chất công việc của nhân viên. Có 2 kiểu thun co dãn là thun co dãn 4 chiều và thun co dãn 2 chiều.

  • Vải thun co dãn 4 chiều: là loại vải có thể kéo dãn ở 2 chiều ngang và 2 chiều dọc.

Cách phân biệt rất đơn giản, ta chỉ cần dùng tay giữ thân áo, kéo theo chiều ngang 2 bên hông, sau đó kéo theo chiều dọc trên dưới, nếu thấy cả 4 chiều đều co dãn thì loại này thuộc vải thun co dãn 4 chiều. Rất dễ nhận biết phải không nào.

Loại này sẽ có ưu điểm là rất thoải mái vì co dãn theo vận động của người mặc, rất phù hợp với những bạn cần hoạt động nhiều hoặc vận động mạnh. Nhưng cũng chính vì ưu điểm này mà vải thun 4 chiều thường có giá cao hơn vải thun 2 chiều.

  • Vải thun co dãn 2 chiều: loại vải này chỉ có thể kéo dãn theo 2 chiều ngang hoặc 2 chiều dọc (thường thì là chiều ngang để phù hợp với hoạt động của người mặc).

Tương tự như cách phân biệt của vải thun 4 chiều bên trên, để biết loại vải này co dãn theo chiều nào, ta dùng tay giữ lấy thân áo để kéo theo chiều ngang hoặc chiều dọc của áo để nhận biết.

Loại vải này thường không thoải mái bằng vải thun 4 chiều, tuy nhiên nếu nhân viên không cần vận động quá nhiều ta cũng có thể chọn loại này để may đồng phục vì giá sẽ thấp hơn so với vải thun 4 chiều.

  1. Kiểu dệt vải.

Kiểu dệt vài là một tiêu chí rất quan trọng liên quan đến độ thẩm mỹ khi chọn vải thun may đồng phục. Tuỳ theo từng kiểu dệt mà bề mặt vải sẽ khác nhau, cơ bản được chia ra 3 loại chính như sau:

  • Kiểu dệt Single (vải thun trơn)
  • Kiểu dệt Polo (vải thun cá sấu, cá mập)
  • Kiểu dệt mè (vải thun lạnh)

Chúng ta cùng phân tích kĩ từng kiểu dệt để hiểu rõ hơn khi chọn may đồng phục nhé.

2.1 Kiểu dệt Single (vải thun trơn)

Kiểu dệt Single tạo ra một mặt trái và một mặt phải, các sợi vải được dệt sát nhau theo một chiều. Loại này có bề mặt láng mịn và khá nhẹ.

Loại vải thun trơn này rất phù hợp để may kiểu áo thun cổ tròn, cổ tim, cổ trụ hoặc áo thun raglan*. Đây cũng là loại áo thun rẻ tiền và phổ biến trên thị trường.

Áo thun raglan: “là kiểu áo có phần tay áo được thiết kế theo phong cách raglan, tức là phần ống tay áo sẽ có màu khác với màu phông chính của áo. Trong mẫu áo raglan sẽ có 2 tông màu nổi bật, màu của phông chính và màu của tay áo, cổ áo thông thường sẽ cùng tông màu với màu của tay áo”.

 

2.2. Kiểu dệt Polo (vải thun cá sấu, cá mập)

Có hai loại vải rất phổ biến của kiểu dệt Polo đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập. Loại này thích hợp với áo thun cổ trụ, cổ bẻ vì có chất vải khá cứng cáp và form áo đứng dáng. Nếu bạn muốn may áo thun cổ tròn, cổ tim hoặc áo thun raglan thì lời khuyên cho bạn là đừng dùng loại này nhé, hiệu quả thẩm mỹ sẽ không cao đâu.

  • Vải thun cá sấu: các sợi vải được đan nhau tạo mắt lưới to, có độ nhám chứ không láng mịn như thun trơn. Lần đầu tiên sản xuất tại Pháp vào 1933, được hãng thời trang rất nổi tiếng Lacoste (có biểu tượng là con cá sấu) dùng để may các loại áo thun nên sau này được gọi là vải thun cá sấu. Loại vải này hiện nay được dùng khá phổ biến, không những cho những hãng thời trang mà còn là giải phải tối ưu để may đồng phục.
  • Vải thun cá mập: được dệt giống cách như thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên được gọi là thun cá mập, bề mặt nhám và sần hơn, chất vải thô cứng hơn, độ co giãn cũng không bằng cá sấu, chính vì thế nên giá thành của loại vải cá mập sẽ thấp hơn.
  • 2.3. Kiểu dệt mè (vải thun lạnh)

Kiểu dệt này thường dùng loại vải có 100% sợi PE. Kiểu dệt này sau khi dệt có hạt mè trên mặt vải, bề mặt bóng láng, ít co dãn, không nhăn, không bị xù lông. Loại này có giá thành rất thấp nên được khá nhiều đơn vị lựa chọn để may đồng phục.

Đến đây chắc các bạn đã nắm toàn bộ kiến thức cơ bản để phân biệt các loại vải thun khi chọn may đồng phục, hi vọng là kiến thức khá nhiều nhưng được phân mục rõ ràng sẽ không làm các bạn bị rối.

ĐỒNG PHỤC HIỆU mến chúc bạn tìm được chất liệu vải và kiểu dáng phù hợp để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình bộ đồng phục chuyên nghiệp và quan trọng nhất là có được nhà cung cấp đáng tin cậy để đồng hành cùng bạn nhé. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay muốn tư vấn liên quan đến đồng phục, hãy gọi cho mình ngay (Duyên 0931 89 65 89) để được giải đáp miễn phí nha.

—–

HÀN DUYÊN TRẦN

0931 89 65 89

Địa chỉ: Chung cư Dream Home Residence, đường 59, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM

Email: handuyentran7@gmail.com

Facebook:  https://www.facebook.com/han.duyen

Website: https://dongphuchieu.com/

Check Also

VẢI BAMBOO VÀ ỨNG DỤNG MAY ĐỒNG PHỤC CÔNG TY

Vải sợi tre bamboo chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng vì khả năng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0931 89 65 89