Home / Chưa được phân loại / CÓ NÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP IN LỤA TRÊN ÁO THUN ĐỒNG PHỤC. (*24)

CÓ NÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP IN LỤA TRÊN ÁO THUN ĐỒNG PHỤC. (*24)

Cộng hưởng với sự phát triển của ngành may mặt ở Việt Nam, đặt biệt là lĩnh vực đồng phục, các kĩ thuật in ấn trên áo thun đồng phục cũng phát triển theo. Phương pháp in lụa trên áo thun đồng phục được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều bởi tính thẩm mỹ và tính kinh tế cao. Chúng ta hãy cùng khám phá xem tại sao phương pháp in lụa lại được sử dụng rộng rãi qua bài viết dưới đây nhé.

1. Định nghĩa phương pháp in lụa trên áo thun:

Châu Âu là vùng đất sử dụng phương pháp in lụa đầu tiên trên Thế giới, từ những năm 1925. Giải thích một cách cơ bản mà bất cứ ai không trong chuyên ngành in đều hiểu được: phương pháp này dựa trên nguyên lý mực in thấm qua lưới, qua đó hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vải. Vì thế, phương pháp này cũng được gọi là in lưới.

Khuôn in được vẽ trên máy tính để in trên vật liệu cần in. Sau khi làm xong khuôn in lưới, nhà sản xuất phải sử dụng dao gạt hồ bằng cao su để đẩy mực màu thấm qua lưới in, từ đó mực được in lên áo thun như đã thiết kế trên khuôn in.

Sử dụng dao gạt hồ bằng cao su để đẩy mực màu thấm qua lưới in

Có khá nhiều các loại mực sử dụng cho phương pháp in lụa, thông thường, nhà sản xuất sử dụng mực gốc dầu, mực nước, plastisol (mực in dẻo). Ba loại mực này được in rất phổ biến với chất lượng in tốt, tuỳ thuộc vào chất liệu vải và màu sắc để lựa chọn loại mực in cho phù hợp. 

In lụa với ba loại mực trên đều cho ra sản phẩm chất lượng in tốt trên các loại vải thun khác nhau: cotton, vải kaki, jean hoặc poly….

Đặc biệt với phương pháp in lụa, ngoài việc in lên vải vóc, nhà sản xuất cũng có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu khi in lên các vật liệu khác như: thuỷ tinh, gốm sứ, gạch men, kim loại…

2. Kĩ thuật in lụa bằng máy hiện đại:

Xuất phát điểm của phương pháp này, người thợ in phải trải qua nhiều bước thủ công để in từng chiếc áo. Nhưng hiện nay, trong thời đại công nghệ máy móc ngày càng phát triển, các kĩ sư trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất máy in lụa. Kĩ thuật in lụa bằng máy hiện đại đã giúp năng suất tăng cao với hiệu quả cao, độ chính xác cao.

Kĩ thuật in lụa bằng máy hiện đại đã giúp năng suất tăng cao với hiệu quả cao

3. Phương pháp in lụa thủ công:

Chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp in lụa thủ công truyền thống qua các bước sau nhé.

Bước 1: Xuất phim theo hình in. Chuẩn bị khung lưới in, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khô ráo trước khi in để có chất lượng hình in tốt nhất.

Đảm bảo vệ sinh khung in lưới sạch sẽ và khô ráo trước khi in

Bước 2: Pha mực in, quét một lớp nhạy sáng lên khung in, sau đó đem sấy khô.

Pha mực in đúng theo các màu trong thiết kế

Bước 3: chuẩn bị vải in nằm trên bàn đúng vị trí. Sau đó đặt phim lên khung lụa, và đặt bản in lên trên khung (canh mặt in cùng chiều với thành phẩm).

Bước 4: sau khi đã canh chuẩn, mang phim và lưới in phơi và sấy khô.

Bước 5: đổ một lượng vừa đủ mực in lên khung lưới, dùng gạt cao su kéo mực để kiểm tra mực in trên áo có đúng như thiết kế chưa trước khi tiến hành in thật.

Kiểm tra mực in trên áo có đúng như thiết kế chưa trước khi tiến hành in thật

Bước 6: sau mực in được gạt đều để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh theo thiết kế, đem phơi khô và sấy khô.

Khi tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh theo thiết kế, đem phơi khô và sấy khô

6 bước in lụa thủ công này đòi hỏi người thợ in phải thật khéo léo và tỉ mỉ khi thực hiện các thao tác để tạo ra thành phẩm có độ chính xác cao và chất lượng.

4. Các hình thức in lụa cơ bản:

  • In bằng mực nước: phù hợp với các hình in có đường nét mảnh mai, sắc nét trên nền áo thun đồng phục màu sáng (màu trắng, màu xanh da trời, màu hồng nhạt…)
  • In bằng mực cao su (mực dẻo/ mực plastisol): phù hợp với hình in đơn giản trên nền đồng phục tối màu (đen, xanh đen, đỏ đậm, xanh coban). Đặt biệt láng mịn hơn in bằng mực nước, khó phai màu.

 

 

 

 

In lụa bằng mực cao su (mực Plastisol) cho màu bóng hơn

  • In các hiệu ứng như: in ép nhủ, in phản quang, in nhung, in nổi 3D…Các loại này có giá thành cao hơn so với in bằng mực nước hoặc mực cao su, vì nhiều công đoạn hơn, giá  các hoá chất phụ liệu đi kèm cũng đắt hơn.

5. Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp in lụa trên áo thun đồng phục:

Ưu điểm: 
– chi phí thấp nhất so với các phương pháp in khác
– có thể in trên đa dạng chất liệu, không kén chất liệu như các phương pháp khác
– chi phí đầu tư trang thiết bị in không cao so với các kĩ thuật in khác
– có thể in với số lượng từ 10 cái (in ít hơn chi phí sẽ rất đắt, vì chi phí làm khuôn in khá cao)
– phù hợp với đơn hàng có số lượng lớn, thời gian in khá nhanh     
                                    
Nhược điểm:
– độ nét của thành phẩm ở mức tương đối
– độ bền không cao lắm, có thể bị phai màu theo thời gian
– số lượng các màu in bị hạn chế
– mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị (xuất phim, làm khung lưới, pha mực in…)
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các kiến thức cơ bản về phương pháp in lụa trên áo thun đồng phục. ĐỒNG PHỤC HIỆU tin rằng các bạn có thể biết được có nên sử dụng kĩ thuật in lụa cho đồng phục của doanh nghiệp mình hay không. 
Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc hay có bất kì vấn đề gì liên quan đến việc lựa chọn phương pháp in trên áo thun đồng phục, đừng ngần ngại gọi cho Duyên để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé. MADULO – Premium Uniform luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn chuyên nghiệp và tận tình nhất.

MADULO chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ, thật nhiều may mắn nhé!

===

HÀN DUYÊN TRẦN

MADULO – Premium Uniform

0931 89 65 89

Địa chỉ: Chung cư Dream Home Residence, đường 59, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM

Email: madulouniform@gmail.com

Facebook:  https://www.facebook.com/han.duyen

Website: https://dongphuchieu.com/

Check Also

TỔNG HỢP MẪU ÁO THUN VĂN PHÒNG HIỆN ĐẠI, THỜI TRANG

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những mẫu áo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0931 89 65 89