Home / Chưa được phân loại / BẬT MÍ CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG ĐỂ MAY ÁO SƠ MI ĐỒNG PHỤC (Phần 2)

BẬT MÍ CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG ĐỂ MAY ÁO SƠ MI ĐỒNG PHỤC (Phần 2)

Chào mừng các bạn quay trở lại với ĐỒNG PHỤC HIỆU, ở phần trước các bạn đã biết và phân biệt được một trong 2 loại vải may áo sơ mi đồng phục thông dụng nhất, đó là vải KATE. Và phần này, chúng ta sẽ cùng điểm qua các loại vải KAKI được sử dụng nhiều nhất trên thị trường nhé.

B. Vải Kaki.

1. Định nghĩa về vải Kaki:

Vải Kaki có nguồn gốc chính từ sợi cotton hoặc sợi len, được dệt theo nhiều kiểu khác nhau khá chắc chắn.

Hiện nay trên thị trường còn có thêm vải Kaki được dệt thêm với sợi Polyeste (PE) hoặc Visco theo kiểu dệt chéo, không những có thêm nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, mà có phom đứng dáng, mặt thoải mái và dễ chịu.

Thương hiệu Burberry rất hay sử dụng loại vải này cho những thiết kế thời trang của mình

       2. Lịch sử vải Kaki:

“Từ những năm giữa thế kỷ 19, vải Kaki đã xuất hiện. Loại vải này đã có mặt lần đầu tại thị trường Ấn Độ. Người đầu tiên thiết kế ra bộ trang phục trên chất liệu vải Kaki đó là ông H.B. Lummsden. Thời gian đó, đa phần những người lính Anh tại Ấn Độ thường mặc các trang phục có đặc tính dày bởi chất liệu vải len.

Ông Lummsden nhận thấy, với chất liệu vải như thế thì sẽ không phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Ấn. Do đó, ông đã sáng chế ra loại vải mang tên Kaki trên bộ quân phục đầu tiên của mình. Cũng lấy nguồn gốc từ vải len, nhưng đã được ông cải tiến về độ mỏng và nhẹ hơn rất nhiều lần so với trước. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho các quân lính di chuyển trong lúc làm nhiệm vụ.”

Nguồn: Wikipedia.

Kaki còn được gọi chuyên nghiệp hơn là Khaki. Khaki là tên một màu trong tiếng Anh được pha trộn giữa màu nâu với màu vàng nhạt.

     3. Các loại vải Kaki:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải Kaki khác nhau, tuy nhiên nó được chia ra 2 loại chính để dễ phân biệt.

    3.1. Cách phân biệt thứ nhất: Kaki thun và Kaki không thun:

Kaki thun:

  • Ưu điểm: độ co dãn tương đối tốt; có cảm giác dày dặn vì các sợi vải được dệt xen lẫn với chất liệu thun; thoải mái thoáng mát
  • Nhược điểm: vì khá dày nên không tạo kiểu phức tạp được
  • Phù hợp: may các loại chân váy công sở, đầm hoặc quần với kiểu dáng ôm body khá đẹp và tôn dáng

Chân váy công sở Kaki thun

Kaki không thun:

  • Ưu điểm: ít nhăn, có độ cứng cao, may được các kiểu phom dáng đứng sang trọng
  • Nhược điểm: không co dãn, không may được các kiểu thiết kế cầu kì
  • Phù hợp: các kiểu thiết kế quần Tây hoặc áo khoác cho Nam với phong cách lịch lãm; rất thường được sử dụng may trang phục trong quân đội; và hầu như dùng để may đồng phục bảo hộ

Kaki không thun thường được may đồng phục bảo hộ

    3.2. Cách phân biệt thứ hai: Kaki Polyester và Kaki Cotton.

Kaki Polyester: được cấu thành từ sợi tổng hợp, thành phần chính trong loại này là Ethylene được tìm thấy khi khai thác dầu mỏ. 

  • Ưu điểm: bền, không co dãn khi giặt, ít bắt lửa
  • Nhược điểm: độ thấm hút không tốt, có thể gây nóng
  • Phù hợp: loại này hay được dùng để may quần cho nam, có thể may áo khoác cho nam hoặc nữ, chất vải rất đứng dáng.

Kaki PE may quần tây rất đứng dáng

Kaki Cotton: có nguồn gốc từ sợi bông thiên nhiên 100%

  • Ưu điểm: mỏng, mềm mịn và rất mát và thoải mái khi mặc
  • Nhược điểm: vải khá rũ, dễ xù lông và không được bền như các loại khác
  • Phù hợp: may váy hay quần cho nữ với kiểu body thời thượng, chất liệu rất tôn dáng

C. Các loại Kaki thường dùng để may đồ bảo hộ lao động.

Trong quá trình làm việc với khách hàng, ĐỒNG PHỤC HIỆU nhận được rất nhiều câu hỏi về việc không biết chọn chất liệu nào cho đồ bảo hộ, để nhân viên có được cảm giác thoải mái và được bảo vệ về sức khoẻ khi làm việc. Vì chúng ta đều hiểu rằng, nếu được trang bị đồng phục phù hợp, ta sẽ cảm thấy rất tự tin và thoải mái, vì thế năng suất làm việc cũng được tăng lên đáng kể.

Bên dưới là các loại Kaki thường dùng để may đồ bảo hộ, các bạn tham khảo nhé.

  1. Kaki 65/35: có tỉ lệ thành phần cotton và PE là 65:35. Đây cũng là tiêu chí lý tưởng rất được quan tâm khi chọn may đồng phục bảo hộ. Vì có nhiều cotton nên độ thấm hút mồ hôi rất tốt, giá thành lại không cao nên được lựa chọn khá nhiều.

  1. Kaki Thành Công: là loại vải có tỉ lệ cotton rất cao (83% cotton – 17% PE). Vải này có đầy đủ các ưu điểm của Kaki 65/35 và độ bền màu tốt, vải mềm mịn hơn nhiều, tuy nhiên giá hơi cao so với các loại khác. Các công ty ở miền Nam hay sử dụng loại này để may áo đồng phục bảo hộ lao động, kĩ sư cơ khí.

  1. Kaki liên doanh: (Kaki Băng Zin, Kaki Păng Rim): vải có thành phần cotton ít nên không bị đổ lông, rất bền vải và bền màu theo thời gian. Thích hợp với đồng phục bảo vệ, đồng phục bếp cho nhà hàng, khách sạn, trang phục bảo hộ lao động.

  1. Kaki Nam Định: có tỉ lệ vải cotton không cao, nhưng mặc vẫn rất mát mẻ dễ chịu. Có 2 loại vải là hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu, thường thì các bên sản xuất ưa chuộng hàng nhập hơn vì được người tiêu dùng đón nhận hơn. Loại vải này được miền Bắc sử dụng rất nhiều để làm đồng phục bảo hộ lao động.

Qua 2 bài viết vừa rồi thì ĐỒNG PHỤC HIỆU tin rằng các bạn đã nắm được các loại vải thường dùng để may áo sơ mi đồng phục, và có thể chọn cho doanh nghiệp của mình một loại vải phù hợp để may đồng phục. Mong là nhân viên của bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái, thật tự tin khi khoác lên người bộ đồng phục của công ty mình, góp phần vào việc đạt hiệu suất cao trong công việc.

ĐỒNG PHỤC HIỆU mến chúc bạn tìm được nhà cung cấp đáng tin cậy để đồng hành cùng bạn nhé. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay muốn tư vấn liên quan đến đồng phục, hãy gọi cho mình ngay (Duyên 0931 89 65 89) để được giải đáp miễn phí nha. Rất hân hạnh được làm quen với bạn.

===

HÀN DUYÊN TRẦN

0931 89 65 89

Địa chỉ: Chung cư Dream Home Residence, đường 59, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM

Email: madulouniform@gmail.com

Facebook:  https://www.facebook.com/han.duyen

Website: https://dongphuchieu.com/

Check Also

TỔNG HỢP MẪU ÁO THUN VĂN PHÒNG HIỆN ĐẠI, THỜI TRANG

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những mẫu áo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0931 89 65 89